Nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng và cách chữa trị .



Một số nguyên nhân cụ thể gây khiến răng bị sâu:

  • Do các mảng bám: Mảng bám từ các thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường, nếu không làm sạch sẽ bắt đầu hình thành mảng bám. Mảng bám có thể cứng lại tạo thành cao răng và tạo một lớp khiên chắn cho vi khuẩn phát triển bên trong.
  • Do acid trong các mảng bám: Acid từ các mảng bám thức ăn loại bỏ khoáng chất trong men răng cứng, gây ra các lỗ nhỏ trên men răng. Sau khi men răng bị bào mòn đi, vi khuẩn và lớp acid này sẽ ăn mòn tới ngà răng, tác động đến dây thần kinh gây nên đau nhức và sâu răng. Bên cạnh đó, khi sâu răng phát triển, vi khuẩn và acid đi qua, di chuyển trong tủy có chứa dây thần kinh và mạch máu gây sưng buồng tủy, chèn ép dây thần kinh và gây đau.
  1. Do vi khuẩn Streptococcus Mutans có sẵn trong khoang miệng. Khi thức ăn dính vào răng, đặc biệt là các thực phẩm đường và tinh bột, các vi khuẩn sẽ phân hủy, tạo nên acid ăn mòn men răng                                                                           ​

 Dấu hiệu dễ dàng để nhận biết sâu răng có thể kể đến như:

 

  • Nhìn thấy lỗ sâu răng trên răng: Men và ngà răng sẽ bị tổn thương nếu bị sâu răng, nếu dùng que nạo ngà, lấy vụn thức ăn sẽ thấy một lỗ sâu trên răng.
  • Nướu bị sưng, chảy máu: Khi chảy răng mạnh có thể gặp tình trạng nướu bị đau, chảy máu, khi cắn nhai sẽ đau.
  • Đau buốt răng khi kích thích: Khi ăn phải đồ nóng, lạnh sẽ bị đau buốt khó chịu.
  • Hơi thở có mùi: Vì cặn bẩn, vụn thức ăn bám lâu ngày sẽ là môi trường cho vi khuẩn phát triển, tạo mùi hôi.

Đau buốt khi nhai: Việc ngà răng bị bào món bởi vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh ở răng khiến răng bị ê buốt mỗi khi nhai, nhất là khi ăn đồ quá nóng hoặc lạnh.   

 

      Cách điều trị sâu răng bằng phương pháp nha khoa

 

  • Sử dụng thuốc giảm đau

    Các bác sĩ thường sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh như: amoxicillin, tetracyclin, doxycyclin, spiramycin… kết hợp cùng metronidazol có tác dụng giảm viêm, giảm đau nhức răng tạm thời mà ít gây phản ứng với cơ thể.

    Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn về liều lượng, thời gian dùng thì bạn nên có sự tư vấn, chỉ định rõ ràng từ bác sĩ chuyên khoa.                                 

  • Trám răng sâu

    Trám răng sâu là một trong những cách phổ biến, bạn có thể tùy chọn trám răng thông thường hoặc thẩm mỹ.

    Việc trám răng sẽ được bác sĩ thực hiện bằng cách xử lý lỗ sâu, sau đó dùng vật liệu nha khoa trám vào lỗ hỏng và xử lý lại để không gây cấn, cộm khó chịu.

  • Điều trị tủy nếu sâu răng ăn mòn đến tủy 

    Đối với trường hợp sâu răng nặng như ăn vào tủy sẽ có quy trình đặc biệt. Tùy theo bệnh trạng mà bác sĩ sẽ gây tê hay không, mở tủy rồi làm sạch, tạo dạng ống tủy rồi trám bít lại.

  • Nhổ răng sâu, răng bị vỡ

    Với tình trạng nghiêm trọng như răng sâu, vỡ quá nặng, có nguy cơ gây viêm nhiễm thì bác sĩ sẽ yêu cầu nhổ bỏ răng rồi thay bằng cầu răng hay cấy ghép răng giả.

     

     

     


Bài viết liên quan